Lên kế hoạch Chiến_dịch_Philippines_(1944-1945)

Giữa năm 1944, lực lượng Hoa Kỳ đã tiếp cận được Philippines, chỉ còn cách hòn đảo cực nam quần đảo Philippines là Mindanao 300 dặm về hướng Tây Nam. Ở trung tâm Thái Bình Dương quân Đồng Minh lần lượt tiến qua các quần đảo Gilbert, MarshallCaroline. Tàu sân bay của Mỹ đã sẵn sàng cho các cuộc không kích chống lại quân Nhật chiếm đóng Philippines. Liên quân Úc và Mỹ dưới quyền Tướng Douglas MacArthur, chỉ huy tối cao chiến trường Tây Nam Thái Bình Dương đã cô lập quân Nhật ở Rabaul căn cứ chính trên đảo New Guinea bằng việc chiếm cứ và xây dựng một loạt các căn cứ hải không quân dọc theo chiến trường Tây Nam Thái Bình Dương.

Sau những chiến thắng đạt được ở chiến dịch quần đảo Mariana (Saipan, Tinian, Guam, tháng 6 đến tháng 7-1944), Peleliu thuộc quần đảo Palau (tháng 8 đến tháng 9-1944), và Trận Morotai (15–16 tháng 9-1944), vòng vây quân Đồng Minh ngày càng khép chặt chính quốc Nhật Bản cùng các thuộc địa của nó. Từ quần đảo Mariana, Không quân Mỹ có thể thực hiện các cuộc ném bom vào các hòn đảo thuộc lãnh thổ Nhật Bản lần đầu tiên trong chiến tranh. Mặc dù tình thế thất bại của Nhật quá rõ ràng, nhưng quân Nhật vẫn không cho thấy một dấu hiệu suy sụp tinh thần hay đầu hàng nào.

Một yếu tố không kém phần quan trọng dẫn đến quyết định thực hiện chiến dịch chính làm mối quan hệ mật thiết giữa quần đảo này và người Mỹ kể từ năm 1898. Chính phủ Mỹ đã sẵn sàng cho một ảnh hưởng lâu dài của họ đối với Philippines sau khi chiến tranh kết thúc. Bên cạnh đó người Philippines đã sẵn sàng cho sự trở lại của quân đội Mỹ để giúp nơi đây thoát khỏi sự chiếm đóng của quân Nhật. Sau khi Tướng MacArthur di tản khỏi Philippines tháng 3-1942, quần đảo rơi vào tay quân Nhật. Người Nhật đã thiết lập tại đây một chế độ cai trị hà khắc và buộc nhiều người Philippines phải lao động cưỡng bức. Từ năm 1942 đến 1944, MacArthur đã hỗ trợ phong trào du kích Philippines thông qua các đợt bắn phá bằng không quân và hoạt động phá hoại bằng tàu ngầm, nhằm không để cho quân Nhật có thể tiếp cận được với các khu vực rừng núi nơi quân du kích ẩn nấp chiếm hơn một nửa diện tích quần đảo. Trong khi một bộ phận người Philippines trung thành với người Mỹ, một bộ phận không nhỏ người Philippines khác hi vọng sự giải phóng từ tay Đế quốc Nhật sẽ mang lại một nền hòa bình và tự do thật sự đối với đất nước này.

Ban đầu chính phủ Úc đề nghị một Sư đoàn Thủy quân Lục chiến nước này tham gia vào chiến dịch Philippines. Tướng MacArthur lại gợi ý rằng hai sư đoàn của quân đội Úc tham chiến và hoạt động dưới sự chỉ huy của hai Sư đoàn Thủy quân Lục chiến khác nhau của quân đội Mỹ. Tuy nhiên điều này là không thể chấp nhận được đối với các lãnh đạo Úc, họ muốn quân đội Úc có một vai trò lớn hơn và hoạt động ở một vùng riêng biệt, không chỉ đơn giản là hỗ trợ quân đội Mỹ.[2] Kết quả là quân đội Úc hầu như không đóng một vai trò gì đáng kể trong chiến dịch. Nhưng nhiều đơn vị thuộc Không quân Hoàng gia ÚcHải quân Hoàng gia Úc đã được huy động để hỗ trợ quân Đồng Minh tại đây.